Địa điểm Hưng Yên (1831 - ?)

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội

Hưng Yên (1831 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội


Ngay từ buổi đầu lịch sử thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Hưng Yên đã có sự cư trú của con người. Bằng chứng là các di chỉ, di tích còn lại đã được khai quật như mộ cũi ở An Viên (huyện Tiên Lữ), mộ thuyền tại Đống Lương (huyện Kim Động) cùng truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên Dung…
Về hành chính, vùng đất này vốn thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương; huyện Chu Diên thời Bắc thuộc; phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê; Khoái Lộ và Đằng Lộ rồi Khoái Châu và Đằng Châu thời Lý; lộ Long Hưng và lộ Khoái Châu thời Trần; dưới thời thuộc Minh, Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương.
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), trong nước chia làm 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường.
Năm Hồng Đức thứ 21, tháng 4 năm 1490 cả nước chia thành 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.
Đặc biệt từ thế kỷ XVI – XVII, Phố Hiến được hình thành, đây là nơi hội tụ của các tàu thuyền nước ngoài từ bốn phương đến buôn bán ở Đàng Ngoài. Các tàu của người Xiêm, Mã Lai, Manila ở Đông Nam Á; của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ở châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm.
Thương cảng Phố Hiến lúc đó nhộn nhịp tàu thuyền chở hàng đến và chở hàng đi. Hàng nhập vào chủ yếu là vũ khí, vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng, bạc, đồ sứ, thuốc bắc, hàng dệt... Từ Phố Hiến đã xuất đi hương liệu, tơ sống, tơ tằm, đồ gốm sứ, đồ gỗ sơn...Thương cảng Phố Hiến thực sự đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối với nước ta lúc đó. Hơn 50 cơ sở từ các điểm ở trong nước đã hội tụ về Phố Hiến để buôn bán, làm ăn. Hàng hóa ở Phố Hiến lúc đó đa dạng, chỉ tính một đường xuất đi Nhật đã có tới 14 mặt hàng: lụa, lĩnh, tơ, đũi, sa, nhung, xạ hương, sa nhân, quế, cau, hồ tiêu, đường phèn, chiếu cói, đặc biệt là nhãn Phố Hiến đã được xuất đi Nhật với số lượng lớn.
Ở thế kỷ XVII, Phố Hiến đã thực sự trở thành một đô thị sầm uất “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, các hoạt động của nền kinh tế hàng hóa đã tạo cho Phố Hiến một cảnh nhộn nhịp đông vui của cư dân địa phương cùng thương nhân nước ngoài. Thời đó Kinh thành Thăng Long có 36 phường, thì Phố Hiến có 20 phường, trong đó có tới 8 phường thủ công, đó là nét đặc sắc của Phố Hiến, làm cho Phố Hiến khác với đô thị đương thời. Sự xuất hiện của các phường thủ công đã thể hiện tính hoàn chỉnh của một đô thị trung đại. Phố Hiến thực sự là một “tiểu Tràng An”.

Cảnh Phố Hiến xưa - nơi được gọi là một "tiểu Tràng An"
Sau nhiều lần thay đổi, đến cuối thời Lê đầu thời Nguyễn, phủ Khoái Châu thuộc trấn Sơn Nam Thượng (Hưng Yên, Thái Bình), còn phủ Tiên Hưng thuộc trấn Sơn Nam Hạ (Nam Định).
Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831)*. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tên tỉnh Hưng Yên xuất hiện. Đó là một sự kiện quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hưng Yên, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển đến mức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương. Khi thành lập, Hưng Yên gồm có hai phủ: phủ Khoái Châu (gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ của trấn Sơn Nam) và phủ Tiên Hưng (gồm các huyện Tiên Lữ, Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định). Như vậy, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Hưng Yên là một tỉnh nằm ở cả hai phía sông Luộc.
Ngày 25/2/1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đạo Bãi Sậy, là một đơn vị hành chính mang tính chất quân quản để đối phó với cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Cẩm Lương, Văn Lâm, thủ phủ của đạo Bãi Sậy đặt tại Yên Nhân (Mỹ Hào):
- Yên Mỹ được thành lập từ một số tổng thuộc huyện Đông Yên, Ân Thi của tỉnh Hưng Yên; một số tổng thuộc huyện Mỹ Hào của tỉnh Hải Dương và một số tổng thuộc huyện Văn Giang của tỉnh Bắc Ninh.
- Mỹ Hào gồm các tổng còn lại sau khi cắt sang huyện Yên Mỹ.
- Cẩm Lương gồm một số tổng thuộc huyện Cẩm Giàng của tỉnh Hải Dương, một số tổng thuộc huyện Lương Tài và Siêu Loại của tỉnh Bắc Ninh.
- Văn Lâm gồm một số tổng thuộc 3 huyện Văn Giang, Gia Lâm và Siêu Loại của tỉnh Bắc Ninh.
Chưa đầy một tháng sau khi thành lập đạo Bãi Sậy, ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định* thành lập tỉnh Thái Bình. Huyện Thần Khê của Hưng Yên, cùng hai phủ Thái Bình, Kiến Xương của Nam Định về với tỉnh Thái Bình.
Sau khi đánh chiếm và áp đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Hưng Yên, thực dân Pháp đã nhiều lần tiến hành thay đổi đơn vị hành chính. Trong năm 1891, hai lần Toàn quyền Đông Dương ra nghị định (12-4) và quyết định (32-11) để bãi bỏ đạo Bãi Sậy, nhập các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm vào tỉnh Hưng Yên. Riêng huyện Cẩm Lương, phần thuộc Cẩm Giàng trả về nơi cũ, phần thuộc Lương Tài - Siêu Loại đưa vào Văn Lâm, Mỹ Hào.
Ngày 28/11/1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Tiên Lữ từ phủ Tiên Hưng sang phủ Khoái Châu; hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà sáp nhập vào tỉnh Thái Bình. Kể từ đây sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Ngoài đất của vùng Sơn Nam cũ, Hưng Yên có thêm một phần đất của Hải Dương và Bắc Ninh. Giai đoạn này kéo dài suốt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Hưng Yên là đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Uỷ ban hành chính Bắc Bộ.
Ngày 15/8/1946, thị xã Hưng Yên được thành lập gồm có hai khu phố (Đầu Lĩnh và Đằng Giang).
Để phù hợp với điều kiện mới, ngày 6/6/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng đã ra Nghị định số 79-NĐ/NV-QP chỉ rõ "Về phương diện kháng chiến và hành chính, huyện Văn Giang trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, Khu XII, nay thuộc Khu III; huyện Văn Lâm trước thuộc Khu III, nay thuộc Khu XII”.
Ngày 20/10/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng ra Nghị định số 167-NĐ/NV-QP đưa huyện Văn Lâm thuộc Khu XII về Hưng Yên (thuộc Khu III).
Ngày 28/11/1948, Chủ tịch nước ra Sắc Lệnh số 263-SL đưa huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh về tỉnh Hưng Yên.
Ngày 7/11/1949, Chủ tịch nước ra sắc lệnh số 131-SL, đưa huyện Gia Lâm trở về Bắc Ninh. Tỉnh Hưng Yên lúc này chính thức gồm 117 xã, gồm 9 huyện (Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ) và thị xã Hưng Yên; Hưng Yên thuộc Liên khu III.
Hoà bình lập lại, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi địa giới hành chính của một số xã.
Ngày 26/01/1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.
Với yêu cầu của tình hình mới, một số huyện được hợp nhất lại với quy mô lớn hơn. Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58-CP: hợp nhất hai huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ; huyện Tiên Lữ và Phù Cừ thành huyện Phù Tiên. Ngày 24/2/1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 70-CP hợp nhất hai huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; huyện Văn Mỹ và huyện Văn Yên (trừ 9 xã của Văn Giang cũ và 5 xã của Yên Mỹ cũ) thành huyện Mỹ Văn; huyện Khoái Châu cùng 9 xã của Văn Giang và 5 xã của Yên Mỹ thành huyện Châu Giang.
Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, tỉnh và các huyện được tái lập theo địa giới hành chính như trước khi hợp nhất. Ngày 27/1/1996, Chính phủ ra Nghị định số 5-NĐ/CP tách huyện Kim Thi thành hai huyện Kim Động và Ân Thi.
Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Sau khi tỉnh được tái lập, ngày 24/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 17-NĐ/CP tách huyện Phù Tiên thành hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ, thành lập và điều chỉnh các phường thuộc thị xã Hưng Yên.
Ngày 24/7/1999, Chính phủ ra Nghị định số 60- NĐ/CP tách hai huyện Mỹ Văn và Châu Giang thành 5 huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Khoái Châu. Riêng huyện Văn Giang gồm 9 xã của Châu Giang và 2 xã của Mỹ Văn, huyện Yên Mỹ gồm 12 xã của Mỹ Văn và 5 xã của Châu Giang.
Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 108/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hưng Yên, thành lập phường, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các phường của thị xã Hưng Yên. Thị xã Hưng Yên tiếp nhận 4 xã thuộc huyện Tiên Lữ là: Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu và 1 xã thuộc huyện Kim Động là Bảo Khê; lập thêm phường mới là phường An Tảo trên cơ sở tách phường Hiến Nam làm 2 phường. Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới, thị xã Hưng Yên có 7 phường và 5 xã.
Ngày 19/01/2009, Chính phủ ra Nghị định số 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên. Đến nay thành phố Hưng Yên có diện tích tự nhiên 46,98 km2 và 83.315 nhân khẩu, mật độ dân số là 1.773 người/km2; có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường, 5 xã; địa giới hành chính: phía đông và phía nam giáp huyện Tiên Lữ, phía tây giáp tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp huyện Kim Động…
Sau nhiều lần điều chỉnh về địa giới hành chính, hiện nay Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; 161 xã, phường, thị trấn, với diện tích 926,03 km2, dân số 1.132.285 người, mật độ dân số 1.223 người/km2 (*).

Một số video về Hưng Yên

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

  • 29 thg 9, 2014
  • 137

Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì bà lấy chồng họ Nguyễn (ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép bà là Nguyễn Thị Điểm. Bà là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi. Mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ), sinh một trai (1703) là Đoàn Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá và được dạy dỗ chu đáo, lầu thông Tứ thư, Ngũ kinh. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Tô Hiệu (1912 - 1944)

  • 3 thg 10, 2014
  • 136

Tô Hiệu quê ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tô Hiệu sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước. Ông nội Tô Hiệu là vị đốc học Nam Định đức độ đã bỏ chốn quan trường về làng dạy học. Ông ngoại Tô Hiệu là tướng quân Ngô Quang Huy là một vị danh tướng đã cùng Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp tại vùng Bãi Sậy – Hưng Yên.

Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977)

  • 3 thg 10, 2014
  • 83

Nguyễn Công Hoan, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 (8 tháng 2 năm Quỹ Mão). Quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)

  • 8 thg 10, 2014
  • 247

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.

Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)

  • 17 thg 10, 2014
  • 125

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức Thiếu nữ bên hoa huệ. Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11