Địa điểm Mỹ Tho

Mỹ Tho là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (trước đó là tỉnh Mỹ Tho), vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù Lao Phố, Đồng Nai là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ.

Mỹ Tho:

Diễn biễn lịch sử:

Mỹ Tho là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (trước đó là tỉnh Mỹ Tho), vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù Lao Phố, Đồng Nai là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ.


Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm và liên tục phát triển cho đến nay. Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố.

Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, đến năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Trường Đồn. Năm 1781, dinh Trường đồn lại đổi tên thành dinh Trấn Định. Đến năm Nhâm Tý (1792), Chúa Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho thuộc thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, 3 và 8 ngày nay) và cũng tại đây chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Trấn Định. Thành được xây theo đồ họa kiến trúc của ông Trần Văn Học.

Sau khi vua Minh mạng cho thành lập tỉnh Định Tường, Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lỵ tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh lỵ tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.

Sau nhiều lần thay đổi, Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang (trừ huyện Bình Đại nằm phía nam sông Tiền Giang đã nhập vào tỉnh Bến Tre từ trước). Thành phố Mỹ Tho đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay.

Một số video về Mỹ Tho

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Khởi nghĩa của Trương Định (1861 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 607

Khởi nghĩa của Trương Định là cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kỳ do Trương Định lãnh đạo, lấy Gò Công làm căn cứ, địa bàn hoạt động rộng. Người anh hùng Trương Định với trí dũng song toàn, từ đất Gò Công đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông… nghĩa quân của Trương Định ngày càng đông và uy thế lan rộng khắp các vùng từ Tân An, Mỹ Tho, Gò Công xuống Đồng Tháp Mười… Suốt những năm từ 1861 đến cuối 1864, nghĩa quân ông chiến đấu anh dũng và giành được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, do kẻ thù với vũ khí hiện đại, cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng nhanh chóng bị dập tắt.

Pháp đánh chiếm Định Tường (1861 - 1861)

  • 31 thg 3, 2015
  • 59

Trận đánh Định Tường là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam, xảy ra từ ngày 26 tháng 3 năm 1861. Sau khi phá được Đại đồn Chí Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, bộ chỉ huy thực dân Pháp thấy cần phải đánh lấy Biên Hòa và Định Tường (sau này được gọi là Trấn Định, thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) để mở rộng khu vực và cũng để ổn định các vùng đất đã đánh chiếm được, nhưng vì không đủ quân để mở cả hai mặt trận và vì sau khi cân khi cân nhắc, Thủy sư đề đốc Charner quyết định đánh chiếm Định Tường trước. Chiến thằng Định Tường giúp người Pháp lập được nhiều căn cứ quan trọng, từng bước hoàn thành công cuộc chinh phục đất đai của người Việt.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11