Địa điểm Giao Chỉ

Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Giao Chỉ nguyên là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa. Bộ Giao Chỉ thời Hùng Vương tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng.

Giao Chỉ:

Diễn biễn lịch sử:

Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Giao Chỉ nguyên là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa. Bộ Giao Chỉ thời Hùng Vương tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng.


Nhà Triệu sau khi thôn tính Âu Lạc đã chia Âu Lạc thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.

Khi nhà Hán đô hộ Việt Nam vào năm 111 trước Công nguyên thì Âu Lạc bị chia thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân như ở thời nhà Triệu. Đứng đầu quận là thái thú. Quận Giao Chỉ nằm trong bộ Giao Chỉ. Đứng đầu bộ Giao Chỉ là một thứ sử. Thứ sử đầu tiên là Thạch Đái. Quận trị của quận Giao Chỉ có thể ban đầu đã đặt tại Mê Linh, sau này đặt tại Liên Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Khi Chu Xưởng làm thái thú quận Giao Chỉ đã dời quận trị đến Long Biên.

Bộ Giao Chỉ là một cấp hành chính của nhà Tây Hán là lãnh thổ cũ của nước Nam Việt, được đặt chính thức vào năm 106 TCN, gồm 9 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Đạm Nhĩ, Châu Nhai (Đạm Nhĩ và Châu Nhai nay thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (nay thuộc Quảng Tây và Quảng Đông). Năm 203 nhà Đông Hán đổi bộ Giao Chỉ thành Giao Châu trên cơ sở đề nghị của thứ sử Trương Tân và Sĩ Nhiếp, thái thú quận Giao Chỉ. Tên gọi của Bộ Giao Chỉ tồn tại được 300 năm (106 TCN - 203).

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán (42 - 43)

  • 2 thg 12, 2
  • 647

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, vua Hán nổi giận hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân. Năm 42, Quang Vũ sai Phục ba tướng quân Mã Viện, Lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem quân ở các miền Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô sang nước Âu Lạc đánh Trưng Vương.

Nhà Hán đánh bại nhà Triệu, đô hộ Âu Lạc (-111 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 447

Triều đình nhà Hán phái một lực lượng hơn 10 vạn người do Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục ba tướng quân đem quân từ quận Quế Dương tiến xuống đường sông Hồi Thủy, chủ tước Đô úy là Dương Bộc làm Lâu thuyền tướng quân đem quân từ quận Dự Chương xuống đường Hoành Phố, Quy Nghĩa, cùng tiến xuống tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chiếm kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay).

Nhà Hán lập Giao Chỉ Bộ (-106 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 220

Nhà Hán lập Giao Chỉ bộ, cai trị 7 quận (gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay). Trung tâm của Giao Chỉ bộ là quận Giao Chỉ - một quận lớn và quan trọng nhất. Trị sở của quận Giao Chỉ là đất Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh, Vĩnh Phúc). Đứng đầu Châu (Bộ) là chức Thư sử, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Mỗi quận có một viên Thái thú và một viên Đô úy (phụ trách dân sự và quân sự). Bên dưới quận là các huyện vẫn do người địa phương nắm giữ và trị dân như cũ. Phương thức bóc lột cơ bản vẫn là cống nạp. Nhà Hán vẫn phải “dùng tục cũ mà cai trị” đối với Âu Lạc.

Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ (34 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 346

Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ thay cho Tích Quang. Tô Định thi hành chính sách cai trị và bóc lột rất tàn bạo đối với người Việt. Bọn Thái thú Tô Định cùng Đốc bưu đốc thúc đồ cống, thu thuế muối, sắt, cùng sản vật thủ công, thuế đánh cá đầm ao,… Không những thế, chúng còn khống chế, đè nén các lạc tướng và con cháu họ. Dân oán hận, quý tộc Âu lạc cũ cũng oán hận chính quyền đô hộ, đã làm bùng nổ những phong trào chống đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân và quý tộc Lạc Việt.

Nhà Hán cử Mã Viện cùng với Đoàn Chí đem quân sang đánh Trưng Vương (-41 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 185

Nhà Hán trước việc Hai Bà Trưng nổi binh đánh đuổi quan quân cai trị và làm chủ các thành ấp, bèn hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ sắm sửa xe thuyền, sửa sang đường cầu thông các khe núi, trữ thóc lương và cữ Mã Viện, một viên tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trận làm Phục Ba tướng quân, cùng với Lâu thuyền tướng quân sang đánh Trưng Vương. Quân Hán có chừng hai vạn người lấy ở các miền Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô cùng với thủy quân khoảng 2000 thuyền lớn nhỏ tiến sang đánh dẹp Trưng Vương.

Mã Viện đánh vào Giao Chỉ (42 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Bộ binh của Mã Viện và thủy quân của Đoàn Chí gặp nhau ở Hợp Phố. Tại đây, Đoàn Chí mắc bệnh, chết. Vua Hán cho Mã Viện thống suất cả thủy binh và bộ binh theo đường bờ biển tiến vào Giao Chỉ. Thuyền ít, không đủ chỗ cho cả đaịa quân vượt biển. Mã Viện phải tổ chức hành quân trên bộ lẫn trên biển, vừa dùng thuyền vượt biển vừa đi đường núi ven biển. Đoạn quân bộ dọc theo đường núi, phát cây rừng mở đường hơn nghìn dặm dọc theo biển Đông Bắc Giao Chỉ. Từ vùng ven biển vịnh Bái Tử Long và Hạ Long, Mã Viện đưa hai đạo quân thủy bộ ngược sông Bạch Đằng tới Lục Đầu rồi đánh sâu vào Giao Chỉ.

Khởi nghĩa ở quận Nhật Nam (137 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 178

Dân và quân lính ở ba quận miền Nam Giao Chỉ khởi nghĩa. Từ đầu năm 137, nhân dân cả quận Nhật Nam nổi dậy, quân số chừng vài nghìn người, đánh phá chính quyền đô hộ nhà Hán ở Nhật Nam.

Nhà Hán suy yếu Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta (187 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 123

Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp. Cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu, chúng buộc phải tạm dùng người Việt cầm đầu chính quyền ở Giao Chỉ. Hán Linh Đế cử Lý Tiến, người quận Giao Chỉ làm thứ sử và sai Sĩ Nhiếp, người quận Thương Ngô làm Thái thú. Lý Tiến làm Thứ sử đến năm 200, còn Sĩ Nhiếp cầm quyền tới năm 226. Dưới thời cai trị của Sĩ Nhiếp, nhiều quan lại và dân chúng người Hán lánh nạn sang nước ta. Cùng với các danh sĩ và dân di cư đó, văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo bắt đầu du nhập vào Giao Chỉ.

Nhà Hán đặt Giao Chỉ thành Giao Châu (203 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Nhà Hán đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Trước kia đời Hán Thuận Đế (126-144), Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập Giao Chỉ làm châu, triều đình nhà Hán không cho. Đến đây, Thứ sử Trương Tân và Thái thú Sĩ Nhiếp cùng nhau dân biểu xin lập Giao Chỉ làm châu để được đối xử ngang hàng với các châu khác của Trung Quốc. Nhà Hán mới đặt Giao Chỉ làm Giao Châu và phong Trương Tân làm quan mục ở Giao Châu. Tên Giao Châu bắt đầu từ đây.

Nhà Lương chiếm lại Giao Châu, Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh (545 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 142

Nhà Lương vẫn cố ý đánh chiếm cho bằng được Giao Châu, nên tháng 6 năm Ất Sửu (545) chúng lại sai Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu đem quân sang sâm lược. Trần Bá Tiên làm tướng tiên phong dẫn quân đi trước, xuất phát từ Phiên Ngung, bằng đường thủy nhanh chóng tiến vào Giao Châu, theo sông Lục Đầu bất ngờ đánh thành Long Biên, thủ phủ đô hộ cũ của quân xâm lược. Dương Phiêu kéo đại quân xâm lược theo đường bộ, đánh chiếm Việt Châu (tức Hợp Phố) rồi tiến vào Giao Chỉ, tức miền Bắc Bộ ngày nay.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12