Địa điểm Giao Châu

Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay. Ban đầu Giao Châu còn bao gồm một phần đất Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay.

Giao Châu:

Diễn biễn lịch sử:

Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay. Ban đầu Giao Châu còn bao gồm một phần đất Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay.


Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. Đầu thế kỉ thứ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy-Thục-Ngô. Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 6, NXB giáo dục Việt Nam.

vi.wikipedia.org

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (679 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 437

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó). Với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt, hà khắc và ngu dân. An Nam đô hộ phủ tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra.

Nhà Hán đặt Giao Chỉ thành Giao Châu (203 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Nhà Hán đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Trước kia đời Hán Thuận Đế (126-144), Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập Giao Chỉ làm châu, triều đình nhà Hán không cho. Đến đây, Thứ sử Trương Tân và Thái thú Sĩ Nhiếp cùng nhau dân biểu xin lập Giao Chỉ làm châu để được đối xử ngang hàng với các châu khác của Trung Quốc. Nhà Hán mới đặt Giao Chỉ làm Giao Châu và phong Trương Tân làm quan mục ở Giao Châu. Tên Giao Châu bắt đầu từ đây.

Lưu Biểu chống lại nhà Hán (206 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 148

Năm 206, Châu mục Giao châu là Trương Tân (được Tào Tháo nhân danh Hán Hiến Đế phong từ năm 203) bị bộ tướng Khu Cảnh giết chết. Lưu Biểu (là thủ lĩnh quân phiệt đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). bèn sai thủ hạ là Lại Cung sang làm Châu mục Giao châu. Cùng lúc, thái thú Thương Ngô (cũng thuộc Giao châu) là Sử Hoàng cũng vừa chết, Lưu Biểu vội sai Ngô Cự đi cùng Lại Cung sang làm thái thú Thương Ngô.

Nhà Ngô đô hộ nước Âu Lạc (210 - 280)

  • 2 thg 12, 2
  • 158

Cuối đời Hán, Trung Quốc đại loạn. Nhà Ngô chiếm giữ miền Nam Trung Quốc, sát biên giới nước ta. Chúa Ngô là Tôn Quyền mưu cướp quyền đô hộ Giao Châu. Nhà Hán bất lực không giữ được. Đến năm 226. Sĩ Nhiếp chết, con là Sĩ Huy lên làm Thái thú Giao Châu thay cha, không xin mệnh lệnh của nhà Ngô. Thấy Sĩ Nhiếp đã chết, chúa Đông Ngô là Tôn Quyền vội nắm lấy cơ hội chiếm đóng toàn bộ Giao Châu, loại bỏ hẳn thế lực của Sĩ Nhiếp ở đây.

Nhà Tấn đô hộ (280 - 420)

  • 2 thg 12, 2
  • 178

Vua nước Ngô là Tôn Hạo sau khi đã đầu hàng nhà Tấn liền tự tay viết thư khuyên Đào Hoàng nên về với Tấn. Đào Hoàng nhận được thư rồi cũng giao nộp ấn theo về Lạc Dương. Vua Tấn hạ chiếu giao cho Đào Hoàng giữ chức củ, phong tước Uyển Lăng hầu. Giao Châu từ đó thuộc về nhà Tấn. Đào Hoàng làm quan ở Giao Châu trong 30 năm (271-300). Nhà Tấn đã tăng cường thiết lập chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc.

Nhà Tống đô hộ (420 - 479)

  • 2 thg 12, 2
  • 153

Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam – Bắc triều. Nhà Tống lên thay nhà Tấn. Đỗ Tuệ Độ là Thứ sử Giao Châu trước đó đã đầu hàng nhà Tống. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Tống. Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

Lý Trường Nhân nắm quyền tự trị ở Giao Châu (468 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Người trong Giao Châu là Lý Trường Nhân, nhân lúc Thứ sử Lưu Mục bị bệnh chết, đã giết chết những bộ thuộc của Lưu Mục đem từ Trung Quốc sang rồi chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là Thứ sử. Tống Minh Đế liền sai Lưu Bột sang làm Thứ sử Giao Châu. Lý Trường Nhân đem quân chống lại, chẳng bao lâu Lưu Bột chết. Nhà Tống đành phải để Lý Trường Nhân cầm quyền tự trị ở Giao Châu.

Nhà Tề đô hộ (495 - 505)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Lý Trường Nhân chết, Thúc Hiến, em họ Lý Trường Nhân lên thay anh trong coi việc ở Giao Châu. Vì hiệu lệnh của mình chưa được thi hành, Lý Thúc Hiến sai sứ sang nhà Tống xin làm Thứ sử. Nhà Tống dùng Thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán làm Thứ sử Giao Châu và cho Lý Thúc Hiến làm Ninh viễn tướng quân Tư Mã, giữ chức Thái thú hai quận Tân Xương và Vũ Bình. Thúc Hiến sau khi được dân chúng phục tùng liền đem quân giữ nơi hiểm yếu, không để cho Thẩm Hoán sang nhậm chức; Thẩm Hoán phải lưu lại Uất Lâm rồi chết ở đấy.

Nhà Lương đô hộ (505 - 543)

  • 2 thg 12, 2
  • 152

Năm 502, ở Trung Quốc diễn ra sự loạn lạc, gọi là thời Nam – Bắc triều, kéo dài gần hai thế kỷ, từ 420 đến 589. Bắc triều gồm: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy; Nam triều gồm các triều Tống, Nam Tề, Nam Lương, Hậu Lương và Trần. Cũng trong năm này, ở Nam triều, Tiêu Diễn diệt nhà Tề, lập nhà Lương (502 - 557) và chuẩn bị dành lấy Giao châu.

Khới nghĩa Lý Bí thắng lợi (543 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 236

Đầu năm 543, nhà Lương lại sai các tướng Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đem quân sang hòng đánh chiếm lại Giao Châu. Quân Lương mới đến Hợp Phố đã bị quân ta chặn đánh cho đại bại. Quân giặc 10 phần chết 7,8 phần, số sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng không được. Tôn Quýnh. Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Thấy binh lính bị thiệt hại quá nhiều, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả hai tên tướng cầm đầu bị tội chết ở Quảng Châu. Tháng 5 năm 543, Lý Bí cử tướng Phạm Tu mang quân vào phương Nam đánh tan quân Champa ở Cửu Đức. Vua Champa phải chạy trốn về nước. Biên viễn phía nam cũng tạm yên.

Nhà Lương chiếm lại Giao Châu, Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh (545 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 142

Nhà Lương vẫn cố ý đánh chiếm cho bằng được Giao Châu, nên tháng 6 năm Ất Sửu (545) chúng lại sai Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu đem quân sang sâm lược. Trần Bá Tiên làm tướng tiên phong dẫn quân đi trước, xuất phát từ Phiên Ngung, bằng đường thủy nhanh chóng tiến vào Giao Châu, theo sông Lục Đầu bất ngờ đánh thành Long Biên, thủ phủ đô hộ cũ của quân xâm lược. Dương Phiêu kéo đại quân xâm lược theo đường bộ, đánh chiếm Việt Châu (tức Hợp Phố) rồi tiến vào Giao Chỉ, tức miền Bắc Bộ ngày nay.

Nước ta rơi vào tay nhà Đường (618 - 905)

  • 12 thg 3, 2015
  • 83

Sau một thời gian cai trị ở Trung Quốc, đến năm 618 ở Trung Quốc diễn ra loạn lạc, nhà Tùy suy yếu và sụp đổ.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10