Thời kỳ Nhà Hậu Lê (1428 - 1527)

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến đời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

Nhà Hậu Lê (1428 - 1527):

Sự kiện thuộc thời kỳ này

Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông đô, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt (1428 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 152

Sau khi chiến thắng quân Minh, Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Đô vào năm Thuận Thiên thứ hai

Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức (1483 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 319

Dưới thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Năm 1483 vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.

Khởi Nghĩa Trần Tuân (1511 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 157

Thời nhà Lê Sơ (thế kỉ thứ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê chia bè kéo cánh, triều đình rốn loạn. quan lại địa phương cậy quyền ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, nhân dân và nhà nước phong kiến trở lên gây gắt làm bùng lên các cuộc khởi nghĩa. Một thủ lĩnh là Trần Tuân cũng tập hợp lực lượng ở vùng rừng núi Hưng Hóa, chiêu mộ được vài ngàn người, cắt đặt ngôi thứ. Năm 1511, ông cùng bộ tướng Nguyễn Nghiêm chính thức khởi binh chống triều đình tại Sơn Tây.

Khởi Nghĩa Trần Cảo (1516 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 495

Đây là phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI chống lại triều đình nhà Lê, do Trần Cảo lãnh đạo. Tháng 4. 1516, Trần Cảo tập hợp lực lượng lập căn cứ ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh) chống lại triều đình. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, mặc áo đen lấy niên hiệu là Thiên Ứng.

Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc (1527 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 330

Vào thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê Sơ ngày càng suy yếu, sự tranh chấp phe phái ngày càng diễn ra quyết liệt. Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan nhà Lê, lợi dụng xung đột giữa các phe phái. mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm quyền hàng, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Ông lên làm vua từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1527 đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (tức Mạc Thái Tông) để lui về làm Thái thượng hoàng.

Nhân vật thuộc thời kỳ này

Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

  • 2 thg 12, 2
  • 209

Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, là con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.

Lê Tương Dực (1495 - 1516)

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Lê Tương Dực tên huý là Oanh, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1495.

Lê Chiêu Tông (1506 - 1526)

  • 2 thg 12, 2
  • 101

Lê Chiêu Tông là vị vua thứ 10 của nhà Lê sơ, ở ngôi từ năm 1516 đến 1522. Ông là người gốc Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, sinh ra tại kinh thành Thăng Long. Lê Chiêu Tông sinh ngày 4 tháng 10 âm lịch năm 1506, là con trưởng của Cẩm Giang Vương Lê Sùng (anh vua Lê Tương Dực) và bà Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan, là cháu bốn đời của Lê Thánh Tông và cháu đích tôn của Kiến vương Tân.

Mạc Đăng Dung (1483 - 1541)

  • 2 thg 12, 2
  • 118

Mạc Đăng Dung là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến.

Nguyễn Kim (1468 - 1545)

  • 2 thg 12, 2
  • 133

Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, là con của Trừng quốc công Nguyễn Hoàng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó Trừng quốc công.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7